Thế giới năm 2024: 10 vấn đề có ảnh hưởng lớn tới chương trình nghị sự quốc tế (phần 1)

Năm 2023 là một năm đầy biến động với nhiều thách thức lớn đối với cộng đồng quốc tế. Các vấn đề như biến đổi khí hậu, khủng hoảng lương thực, năng lượng, xung đột và bất ổn chính trị, bất bình đẳng gia tăng và nạn di cư vẫn chưa có hướng giải quyết cụ thể và triệt để. Dù đã bước sang năm 2024, những vấn đề này vẫn còn tồn đọng và tiếp tục ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trên toàn thế giới.
Do vậy, bài nghiên cứu của Carme Colomina đã dự đoán 10 vấn đề nhức nhối sẽ ảnh hưởng đến chương trình nghi sự quốc tế năm 2024, mời mọi người đón đọc:
Vấn đề đầu tiên trong 10 vấn đề được tác giả nhắc tới là “More conflict, more impunity” – “Càng nhiều xung đột, càng ít sự trừng phạt”
-Năm 2023-
Bạo lực chính trị leo thang, đe dọa hòa bình thế giới
Tỉ lệ bạo lực chính trị thế giới tăng 27% chỉ trong 1 năm, điều này báo động một thực trạng đáng lo ngại cho an ninh toàn cầu. Đặc biệt, cuộc chiến tranh ở Gaza với những thương vong thảm khốc đã khiến Liên Hợp Quốc lo ngại về nguy cơ diệt chủng của người Palestine. Hậu quả của những vấn đề nêu trên chính là nhiều quốc gia trên thế giới phải đối mặt với nội chiến, nạn diệt chủng và nạn đói kéo dài. Những thảm kịch này gây ra đau khổ tột cùng cho con người và cản trở sự phát triển chung của toàn cầu.
Để khắc phục tình trạng trên, thế giới sẽ ban hành Công ước Ljubljana – Công ước về Hợp tác Quốc tế trong Điều tra và Truy tố Tội ác diệt chủng, Tội ác chống lại Loài người, Tội ác Chiến tranh và Tội phạm Quốc tế khác trong năm 2024. Hiệp ước này tạo điều kiện hợp tác quốc tế trong việc điều tra, truy tố và bồi thường cho các nạn nhân của tội ác quốc tế. Đồng thời, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc cũng đang soạn thảo Công ước chống lại các tội ác chống lại loài người với mục đích tạo ra một hiệp ước ràng buộc về luật pháp quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh các tội ác này gia tăng ở các quốc gia như Myanmar, Ukraine, Sudan hoặc Ethiopia. Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ đánh giá tiến độ đàm phán vào mùa thu năm 2024. Tất cả sẽ trùng với kỷ niệm 30 năm của cuộc diệt chủng ở Rwanda.
Chúng ta có thể rút ra được một số nội dung chính từ nghiên cứu trên như sau:
Một là, cộng đồng quốc tế đang nỗ lực tăng cường khả năng truy tố tội ác quốc tế.
Hai là, vẫn còn nhiều thách thức trong việc đưa những cá nhân phạm tội ra trước công lý.
Ba là, vai trò của hệ thống tư pháp quốc gia trong việc truy tố tội ác chiến tranh là rất quan trọng.
Mọi người có thể đọc tham khảo thêm tại: