Kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ, và 28 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ

Kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ (mới đây nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện) được khởi xướng bởi Cựu Tổng thống Obama và Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Hoa Kỳ mong muốn mở rộng quan hệ đối tác với Việt Nam trong năm 2024. Quan hệ đối tác Việt Nam-Hoa Kỳ được xây dựng trên nền tảng của sự tin tưởng và mong muốn chung vượt qua những di sản chiến tranh, vì vậy mối quan hệ này đã phát triển nhanh chóng kể từ khi quan hệ song phương được thiết lập vào năm 1995. Mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, quan hệ con người, khoa học và công nghệ, y tế, khí hậu, năng lượng, giáo dục, nhân quyền và nhiều lĩnh vực khác. Ngoài ra, Việt Nam-Hoa Kỳ cùng chia sẻ mục tiêu về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cởi mở, kết nối, thịnh vượng, tự cường và hòa bình.

Phát triển Đối tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Giải quyết Di sản Chiến tranh

Giải quyết các di sản chiến tranh là yếu tố nền tảng tạo nên mối quan hệ bền chặt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Hoa Kỳ và Việt Nam đã cùng nhau tìm kiếm 731 quân nhân Hoa Kỳ mất tích từ Chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ cũng đang hỗ trợ Việt Nam tìm kiếm người Việt Nam mất tích trong chiến tranh theo chương trình “Sáng kiến Tìm kiếm người Việt Nam Mất tích trong chiến tranh”.

Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực như rà phá bom mìn, xử lý chất độc dioxin tại các cơ sở quân sự cũ của Hoa Kỳ cũng như hỗ trợ người khuyết tật do di chứng chiến tranh để lại.

Vào tháng 3/2023, Giám đốc cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) Samantha Power đã công bố khoản ngân sách bổ sung 73 triệu đô la để xử lý chất độc dioxin tại Căn cứ Không quân Biên Hòa.

Thịnh vượng chung

Thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển vượt bậc trong ba thập kỷ qua và đầu tư song phương giữa hai nước cũng đã lên tới hàng tỷ đô la. Từ hai quốc gia không có mối liên kết nào về kinh tế, tuy nhiên chỉ 28 năm sau đó, thương mại giữa Việt Nam-Hoa Kỳ đã vượt quá 138 tỷ đô la vào năm 2022.

Hoa Kỳ hiện tại đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, bao gồm những mặt hàng như dệt may, giày dép và điện tử. Việt Nam cũng nhập khẩu các sản phẩm của Hoa Kỳ như bông và đậu nành, đồng thời tiếp nhận đầu tư của các công ty lớn của Hoa Kỳ.

Việt Nam và Hoa Kỳ là một trong 14 đối tác triển khai Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF), do vậy 2 quốc gia hiện đang đạt được tiến bộ trong việc hoàn thiện văn bản về cả bốn trụ cột của IPEF.

Trong 20 năm qua, USAID đã hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện môi trường thuận lợi cho kinh doanh tại Việt Nam trong các lĩnh vực như cải cách pháp luật và quy định, xây dựng năng lực, khả năng cạnh tranh của khu vực tư nhân và năng lực của lực lượng lao động.

Hợp tác phát triển an ninh

An ninh là một phần thiết yếu để hỗ trợ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cởi mở, thịnh vượng và kiên cường. Hoa Kỳ và Việt Nam là đối tác trong các chương trình phát triển an ninh bao gồm hỗ trợ cho việc tuần dương trên biển Đông; chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia bao gồm buôn người, buôn ma túy, chất cấm để chế tạo ma túy và động vật hoang dã; chống đánh bắt cá bất hợp pháp và không theo quy định (IUU); nâng cao khả năng của Việt Nam trong việc duy trì nhận thức hàng hải để bảo vệ chủ quyền; và cải cách tư pháp. Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ tiến hành một số cuộc đối thoại hàng năm tập trung vào quan hệ đối tác quốc phòng và thực thi pháp luật, cũng như về nhân quyền.

Cam kết giải quyết vấn đề khí hậu và năng lượng sạch

Việt Nam đã ký thỏa thuận “Đối tác Chuyển dịch năng lượng công bằng” (JETP) trị giá 15,5 tỷ đô la vào năm 2022. Điều này được đánh giá sẽ giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu hạn chế phát thải khí nhà kính vào năm 2030, cũng như hạn chế sử dụng năng lượng từ khí đốt và đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tái tạo để giải quyết 47% sản lượng điện vào năm 2030.

Trong 5 năm qua, USAID đã hỗ trợ thúc đẩy hơn 300 triệu đô la đầu tư vào các dự án năng lượng mặt trời và năng lượng gió tại Việt Nam. USAID tiếp tục hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang sử dụng những năng lượng sạch, an toàn, phù hợp với thị trường thông qua hoạt động An ninh năng lượng đô thị Việt Nam và Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam II (V-LEEP II) do Phó Tổng thống Kamala Harris công bố trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 8/2021.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đang cung cấp một khoản tài trợ trị giá 3 triệu đô la để xây dựng dự án thí điểm hệ thống lưu trữ năng lượng bằng pin cải tiến sử dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam. USAID cũng đã giúp Việt Nam xây dựng hệ thống chi trả cho các dịch vụ liên quan đến môi trường rừng, tạo ra khoảng 890 triệu USD để tài trợ cho việc bảo tồn khoảng 40% diện tích rừng của Việt Nam, mang lại lợi ích cho khoảng 500.000 hộ gia đình nông thôn ở khu vực miền núi.

Hợp tác y tế

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) tại Việt Nam tự hào kỷ niệm 25 năm hợp tác y tế với Việt Nam dựa trên lợi ích chung nhằm xây dựng hệ thống y tế bền vững, chất lượng cao. CDC Hoa Kỳ đã mở văn phòng mới tại Hà Nội với sự hiện diện của Phó Tổng thống Kamala Harris vào tháng 8/2021, văn phòng này cũng đang góp phần thay đổi cách ASEAN chống lại đại dịch. Kế hoạch Khẩn cấp của Tổng thống về Cứu trợ AIDS đang kỷ niệm 20 năm mang lại tác động chưa từng có trong cuộc chiến toàn cầu chống HIV/AIDS. Hơn 170.000 người ở Việt Nam đang được điều trị bằng thuốc kháng virus trong số khoảng 240.000 người nhiễm HIV trên toàn quốc. Trong những ngày đầu của đại dịch COVID-19, Việt Nam đã cung cấp hơn 450.000 bộ quần áo bảo hộ lao động và các trang bị bảo hộ cá nhân khác cho Hoa Kỳ, và Hoa Kỳ đã cung cấp miễn phí hơn 40 triệu liều vắc-xin COVID cho Việt Nam thông qua cơ sở COVAX, cũng như hơn 44 triệu đô la viện trợ kỹ thuật để hỗ trợ Việt Nam ứng phó với COVID. Hỗ trợ y tế của USAID đã phát triển từ trọng tâm là trợ giúp người khuyết tật sang danh mục đầu tư toàn diện nhằm củng cố các hệ thống bền vững để giải quyết các mối đe dọa bệnh truyền nhiễm hiện tại và mới nổi.

Cam kết vì một Mekong kiên cường

Tại tiểu vùng Mekong, Hoa Kỳ ủng hộ hợp tác xuyên biên giới nhằm giải quyết kết nối kinh tế, quản lý tài nguyên thiên nhiên, an ninh phi truyền thống và phát triển nguồn nhân lực trong khuôn khổ Đối tác Mekong-Hoa Kỳ (MUSP). Kể từ năm 2009, Hoa Kỳ đã viện trợ và hỗ trợ 5,8 tỷ đô la để hỗ trợ tiểu vùng sông Mekong. MUSP đã hợp tác với hơn 14 cơ quan chính phủ Hoa Kỳ để cung cấp cho người dân Việt Nam và tiểu vùng sông Mekong. Ngoài ra, ngoài MUSP, Đối tác năng lượng Mekong giữa Nhật Bản với Hoa Kỳ (JUMPP) cũng đã tạo điều kiện triển khai năng lượng sạch, trao đổi điện khu vực và kết nối điện, cũng như phát triển thị trường điện quốc gia và khu vực.

Đầu tư vào thế hệ tương lai

Giáo dục là một liên kết quan trọng, vững chắc trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Hơn 30.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Hoa Kỳ, sinh viên Việt Nam là nhóm sinh viên nước ngoài lớn thứ năm tại Hoa Kỳ. Fulbright Việt Nam đã kỷ niệm 30 năm thành lập vào năm 2022, đánh dấu cột mốc quan trọng trong chương trình kết nối hơn 1.500 học giả và sinh viên Hoa Kỳ và Việt Nam. Trường Đại học Fulbright Việt Nam do Hoa Kỳ hỗ trợ tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có lứa tốt nghiệp khóa đại học đầu tiên vào tháng 6/2023.

Vào mùa thu năm 2022, Việt Nam cũng chào đón nhóm Tình nguyện viên Peace Corps của Hoa Kỳ lần đầu tiên đến Hà Nội để hỗ trợ sáng kiến giáo dục tiếng Anh của Việt Nam. Hơn 8.400 người Việt Nam đã tham gia các chương trình trao đổi do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ.

Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học và đào tạo lực lượng lao động thế kỷ 21 để sẵn sàng tham gia thị trường lao động toàn cầu. Nhiều dự án của USAID đã thúc đẩy quan hệ đối tác hoặc liên kết giữa các trường đại học Việt Nam và các tổ chức giáo dục đại học hàng đầu của Hoa Kỳ như Đại học Harvard, Đại học Tiểu bang Arizona và Đại học Indiana, cũng như các công ty thuộc khu vực tư nhân như Microsoft, Google, Oracle, Intel, Amazon và các công ty khác.

Những quan hệ đối tác này với các tổ chức giáo dục đại học và khu vực tư nhân của Hoa Kỳ đã hỗ trợ Việt Nam trong những đổi mới về dạy và học, về kiểm định, về cải cách chương trình giảng dạy, nghiên cứu và những liên kết giữa trường đại học với các ngành công nghiệp.

Nguồn: U.S. Department of State